• Thứ 2 - Thứ 7 8.30AM - 5.30PM
  • 173A Nguyễn Văn Trỗi, P11, Q.Phú Nhuận, TPHCM

Skills Assessment: Điều kiện cần để xin visa diện tay nghề Úc

Một trong những điều kiện để xin visa diện tay nghề thành công chính là Skills Assessment (SA) hay còn gọi là Thẩm định Tay nghề. Việc vượt qua quá trình Thẩm định tay nghề là yêu cầu nếu bạn muốn làm việc và định cư tại Úc. Vậy cụ thể SA là gì và làm sao để vượt qua kỳ đánh giá SA? Tất cả sẽ được GLOBAL IMM giải đáp qua bài viết sau.

Skills Assessment (Thẩm định tay nghề) là gì?

Skills Assessment (Thẩm định tay nghề/ Đánh giá tay nghề hay Sát hạch tay nghề) là quy trình đánh giá kỹ năng, trình độ tay nghề và kinh nghiệm của được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền tại Úc. Điều này giúp chính phủ Úc xác định ứng viên có đáp ứng được kỹ năng của ngành nghề đó hay không.

Trong quá trình xin visa tay nghề, Skills Assessment của ứng viên phải còn hiệu lực trong thời gian này. Thời hạn của Thẩm định tay nghề sẽ được ghi rõ trong bản đánh giá. Còn nếu không có ghi chi tiết ngày hết hạn, Đánh giá tay nghề sẽ có hiệu lực trong 3 năm kể từ ngày cấp.

Một số ngành nghề cần có Thẩm định tay nghề có thể kể đến như: Thợ mộc, thợ điện, thợ sơn, những vị trí công việc trong ngành bếp, công nghệ thông tin, kế toán, các công việc trong ngành giáo dục,…

Skills Assessment là gì
Skills Assessment là điều kiện cần và đủ để xin visa diện tay nghề và định cư Úc thành công

Đối tượng cần đánh giá Skills Assessment

Không phải bất kỳ diện visa nào của Úc cũng bắt buộc xin Skills Assessment, chỉ có các ứng viên xin các loại visa định cư Úc diện tay nghề mới cần đến bản đánh giá này. Cụ thể là các diện visa sau:

  • Visa 189 – Thị thực tay nghề độc lập
  • Visa 190 – Thị thực tay nghề bảo lãnh bang
  • Visa 489 – Thị thực tay nghề vùng miền có bảo lãnh 
  • Visa 491 – Thị thực tay nghề định cư Úc vùng chỉ định
  • Visa 482 – Thị thực tay nghề diện tạm trú Úc
  • Visa 186 – Thị thực tay nghề diện định cư Úc
  • Visa 187 – Thị thực việc làm dành cho các ứng viên có nguyện vọng làm việc ở những nơi thưa dân của nước Úc
  • Visa 485 – Thị thực sau tốt nghiệp

Tương ứng với những loại visa ở trên sẽ có danh sách nghề nghiệp được ưu tiên, ứng viên phải có kinh nghiệm ở một trong những ngành nghề này. Cụ thể, ứng viên phải cung cấp những giấy tờ, chứng chỉ chứng minh rằng bạn có Đánh giá tay nghề thích hợp với nghề nghiệp được đề cử ngay lúc nộp đơn. Nhờ vậy, ứng viên dễ nhận được thư mời do Bộ Nội vụ hoặc chính quyền tỉnh bang Úc cấp. 

Bên cạnh đó, các ứng viên nộp đơn xin những diện thị thực này cần chuẩn bị thêm Thư bày tỏ nguyện vọng (Expression of Interest – EOI) và nộp đến SkillSelect. Sau đó, chính phủ Úc sẽ gửi lại ITA (Lời mời nộp đơn) để ứng viên có thể nộp hồ sơ.

Trong đó, SkillSelect là hệ thống đăng ký trực tuyến được dùng để quản lý việc đánh giá, chọn lọc và mời các ứng viên có kỹ năng phù hợp nhất để đến Úc định cư và làm việc. SkillSelect thuộc quyền quản lý của Bộ Di trú Úc và thông qua nó, chính phủ Úc cũng như các chính quyền tỉnh bang sẽ gửi thư mời đến những ứng viên phù hợp nhất. Những ứng viên này phải đạt các tiêu chí như: độ tuổi, kinh nghiệm làm việc, trình độ kỹ năng, ngoại ngữ,…

Đối tượng cần đánh giá Skills Assessment
Những ứng viên xin thị thực diện tay nghề Úc đều cần trải qua quá trình Thẩm định Tay nghề

Các cơ quan đánh giá Skills Assessment hợp lệ

Trước tiên, chúng ta hãy tìm hiểu khái niệm Assessing Authorities.

Assessing Authorities là gì?

Skills Assessment sẽ được đánh giá bởi những cơ quan có thẩm quyền tại Úc. Những cơ quan này gọi là Assessing Authorities được công nhận bởi chính phủ Úc.  Các cơ quan này sẽ đảm nhận thẩm định tay nghề nhằm thu hút lực lượng lao động có tay nghề đến định cư và làm việc tại Úc. Các cơ quan này không chuyên về tuyển dụng nhân sự, vì vậy họ sẽ không giải quyết những vấn đề về sắp xếp công việc hay đưa ra lời khuyên về tỷ lệ đậu visa của bạn.

Tổng hợp những cơ quan thẩm định tay nghề tại Úc

Dưới đây là những cơ quan đánh giá Skills Assessment tại Úc mà ứng viên cần biết để có thể nộp đơn phù hợp:

Australian Computer Society (ACS)

The Australian Computer Society (ACS) là cơ quan đánh giá nghề nghiệp nhập cư đối với các nghề ICT (Công nghệ Thông tin và Truyền thông). Thông qua các đánh giá từ ACS, những ngành nghề liên quan đến CNTT mới được nộp đơn xin visa định cư Úc tiếp theo hoặc nộp đơn xin bảo lãnh tiểu bang tại ÚC. Tổ chức ACS sẽ thẩm định toàn diện ứng viên dựa trên sơ yếu lý lịch, bằng cấp giáo dục , chuyên ngành cũng như nghề nghiệp của ứng viên.

TRA

TRA – Trade Recognition Australia chủ yếu thẩm định những ngành nghề tay nghề cao tại Úc, cụ thể là các nghề nghiệp mà các công nhân đều tham gia nộp đơn. Có thể kể đến những ngành nghề được TRA xét duyệt như: đầu bếp, thợ mộc, công nhân sửa chữa ô tô, thợ điện,…

Quy trình đánh giá TRA gồm 4 bước sau:

  • Provisional skill assessment
  • Job Ready Employment
  • Job Ready Workplace Assessment
  • Job Ready Final Assessment

Những chứng chỉ, bằng cấp về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc cũng như giấy tờ sao kê lương của ứng viên đều sẽ được đánh giá. Nếu ứng viên không vượt qua vòng đánh giá của TRA, bạn có thể gửi yêu cầu thẩm định lại trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả..

ANMAC

ANMAC – The Australian Nursing and Midwifery Accreditation Council, đây là tổ chức duy nhất tại Úc thẩm định nghề nghiệp dành cho Y tá và Nữ hộ sinh. Khi ứng viên nộp xin visa định cư Úc với ngành Nurses sẽ được đánh giá bởi ANMAC.

Trước khi đánh giá Skills Assessment, các sinh viên quốc tế học ngành y tá tại Úc phải hoàn thành những khóa học liên quan được AHPRA công nhận. Ngoài ra, sinh viên điều dưỡng ở nước ngoài sẽ cần đăng ký NMBA (Nursing and Midwifery Board of Australia) rồi mới đánh giá tay nghề bởi ANMAC.

Yêu cầu hồ sơ ứng viên

  • Trình độ ngoại ngữ IELTS 7.0 hoặc bằng cấp tương đương
  • Cung cấp đầy đủ chứng chỉ, bằng cấp và bảng điểm học tập
  • 5 năm kinh nghiệm trong y tá hoặc hộ sinh
  • Có thư giới thiệu và ít nhất 12 tháng làm việc được nhận lương tại Úc.
  • Hoặc có ít nhất 36 tháng làm việc được trả lương ở ngoài lãnh thổ nước Úc.
Cơ quan đánh giá Skills Assessment
Skills Assessment sẽ được đánh giá bởi những cơ quan có thẩm quyền tùy vào ngành nghề do Bộ Di trú Úc chỉ định

AITSL (Australian Institute for Teaching and School Leadership Limited) 

Việc đánh giá tay nghề giáo viên sẽ được thực hiện bởi AITSL. Đây là cơ quan thẩm định chuyên nghiệp về giảng dạy cho cho những ứng viên theo ngành nghề này muốn định cư Úc. 

Yêu cầu về hồ sơ:

  • Trình độ ngoại ngữ: IELTS 7.5 với các kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết tương ứng với thang điểm 8.0, 8.0, 7.0, 7.0
  • Ít nhất 4 năm học tương đương giáo dục đại học toàn thời gian ở Úc. Trong đó, ứng viên phải có ít nhất 1 năm học tương ứng với giáo dục đại học toàn thời gian của Úc về giảng dạy và có 45 ngày thực tập . Đương đơn cũng cần có bằng cấp tương đương.

CPAA – Certified Practising Accountants of Australia 

Các ứng viên theo ngành kế toán, kiểm toán sẽ được đánh giá Skills Assessment thông qua 3 cơ quan thẩm định chuyên nghiệp được Bộ Di Trú Úc chỉ định. Đó là: CPA, IPA VÀ CA. Ba cơ quan này sẽ đánh giá nghiệp vụ kế toán của ứng viên bởi những yêu cầu chuyên môn giống nhau. Do đó, ứng viên chỉ cần vượt qua bài đánh giá tay nghề của một trong ba cơ quan là được.

Yêu cầu về hồ sơ dành cho ứng viên:

  • Trình độ ngoại ngữ IELTS 7.0 trở lên hoặc chứng chỉ ngoại ngữ tương đương. Hoặc ứng viên hoàn thành Professional Year (PY) + IELTS 6.0.
  • Bằng cấp học vấn tương đương với bằng cử nhân tại Úc hoặc bằng Thạc sĩ thuộc 12 ngành nghề liên quan đến kinh doanh
  • Hoàn thành những khóa học kế toán liên quan để đánh giá chuyên môn (trong đó gồm 7 lĩnh vực kế toán và 8 lĩnh vực kiểm toán).

Điểm khác nhau giữa 3 cơ quan đánh giá nghiệp vụ kế toán

  • CPA – Certified Practising Accountants of Australia: có chi phí rẻ nhất
  • IPA – Institute of Public Accountants: có cung cấp dịch vụ cấp tốc
  • CA – Chartered Accountants Australia and New Zealand: không có hỗ trợ dịch vụ cấp tốc

XEM THÊM: Visa tay nghề Úc là gì? Có bao nhiêu loại visa tay nghề Úc?

Engineers Australia (EA)

Đây là cơ quan thẩm định chuyên môn của những kỹ sư Úc. Đánh giá này được chia thành hai loại là: 

  • Đánh giá bằng cấp được EA công nhận (Assessment of Accredited Qualification)
  • Đánh giá bằng cấp không được chứng nhận (Assessment of Non-Accredited Qualification)

Trường hợp bạn đã hoàn thành xuất sắc những bằng cấp được EA công nhận như: UNSW, Monash,… bằng đại học hoặc thạc sĩ về ngành nghề kỹ sư. Ứng viên có thể nộp đơn để đánh giá chuyên môn kèm theo bảng điểm, Completion letter sau tốt nghiệp.

Còn nếu những bằng cấp của ứng viên không được EA công nhận, bạn có thể thực hiện đánh giá bằng cách: viết báo cáo Chứng minh Năng lực (CDR).

VETASSESS

Đây là tổ chức chuyên đánh giá những nghề nghiệp cần chuyên môn cao và các ngành nghề diện thợ có tay nghề cao. VETASSES thẩm định Skills Assessment ở nhiều công việc khác nhau từ kiến trúc sư, chuyên viên định phí bảo hiểm, kiểm toán nội bộ, những nghề nghiệp chăm sóc sức khỏe đến các việc làm tay nghề cao như thợ điện, thợ sửa ống nước,… Tổ chức này chia những ngành nghề được đánh giá thành 6 mục ABCDEF, với yêu cầu từ cao xuống thấp và những quy định khác nhau.

Các ứng viên khi tham gia đánh giá tại VETASSESS phải đảm bảo hai tiêu chí sau:

  • Đáp ứng trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí công việc được đề cử
  • Ít nhất một năm kinh nghiệm làm việc tại ngành nghề được đề cử trong 5 năm trở lại.

Đơn vị tổ chức thẩm định tay nghề tại Việt Nam

Hiện nay tại Việt Nam, học viện AZ Careers & Training là một trong những nơi hiếm hoi có khả năng tổ chức các buổi sát hạch tay nghề (với ngành bếp) và gửi kết quả đến các cơ quan có thẩm quyền do Bộ Di Trú Úc chỉ định. Nếu bạn đang có nhu cầu đi Úc làm việc với ngành bếp, một trong những ngành vô cùng hot hiện nay tại xứ sở chuột túi, bạn có thể tham khảo học viện AZ Careers & Training tại link này

Quy định mới về Skills Assessment 2023

Vào năm 2023, chính phủ Úc đã ban hành những chính sách mới nhất về Skills Assessment. Cụ thể, các ứng viên vẫn được nộp đơn xin visa diện Tay nghề cao trong trường hợp nhận được Skills Assessment trong vòng 60 ngày được tính từ lúc nhận được thư mời ITA (Invitation to Apply). 

Với quy định mới này, ứng viên được phép nộp đơn xin visa ngay cả khi Đánh giá Tay nghề đã hết hiệu lực vào thời điểm nhận được thư mời. Nếu như trước đây, khi Skills Assessment đã hết hạn trước ngày ứng viên nhận được thư mời ITA, họ sẽ không được phép nộp đơn.

Những chuyên gia di trú tại Melbourne cho rằng đây chính là tin tức tuyệt vời. Đồng thời, đây cũng là cơ hội tốt cho các ứng viên đã từng bỏ lỡ việc nộp đơn vì Skills Assessment hết hiệu lực trước khi nhận lời mời ITA.

XEM THÊM: Chi phí định cư Úc là bao nhiêu?

Tips giúp vượt qua Skills Assessment thành công

Dưới đây là những tips hữu ích có thể giúp ứng viên vượt qua quá trình Skills Assessment thành công, đó là:

  • Tiếng Anh là yếu tố quan trọng nhất – Bạn cần ít nhất là khả năng giao tiếp tiếng Anh cơ bản để làm thẩm định tay nghề thành công. Vì vậy hãy rèn luyện tiếng Anh thành thạo hết mức có thể
  • Lựa chọn đúng ngành nghề, hiểu rõ kiến thức chuyên môn trong nghề nghiệp mình chọn
  • Nắm rõ mô tả công việc, có thể chọn nhiều ngành trong Skills Assessment
  • Ngành học của bạn nên liên quan đến nghề nghiệp được thẩm định
  • Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, chứng chỉ, bằng cấp, tài liệu để chứng minh trình độ, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc của bản thân
  • Tham gia những khóa đào tạo để cải thiện kỹ năng, trình độ nếu cần thiết.

Với bài viết trên, GLOBAL IMM đã giải thích rõ về Skills Assessment cũng như những cập nhật mới nhất của chính phủ Úc về Thẩm định tay nghề. Mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích cho các bạn đang có dự định đến Úc làm việc và định cư. Và nếu bạn cần hỗ trợ chi tiết hơn về Đánh giá tay nghề cũng như những giấy tờ về định cư Úc, hãy để lại thông tin liên hệ để được tư vấn tận tâm và hoàn toàn miễn phí nhé

Để lại một bình luận

Your email address will not be published.

You may use these <abbr title="HyperText Markup Language">HTML</abbr> tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>